THẢO_DƯỢC: Xu thế mới an toàn hiệu quả để phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi
Là một người đã sử dụng THẢO DƯỢC vào trong chăn nuôi của gia đình mình và áp dụng đi chữa bệnh cho rất nhiều bà con. Hôm nay mình mới có thời gian tiết lộ cho các bạn bí kíp chăn nuôi năng suất, an toàn hiệu quả cao mà mình đã áp dụng trong chăn nuôi từ năm 2015 đến nay.
Nhắc đến sản phẩm thảo dược, nhiều người cho rằng sản xuất đại trà là một việc khó khăn và nguồn gốc của các sản phẩm thảo dược dùng trong chăn nuôi hầu hết đều có xuất xứ từ …Trung Quốc. Tuy nhiên, Salcochek – “Bát bảo tán” trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa ở động vật – là một sản phẩm đặc thù, kết tinh trí tuệ của những nhà dược học từ lâu đời của Ấn Độ. Những thành phần chính trong sản phẩm đều bắt nguồn từ cây bản địa hoặc là cây du nhập vào Ấn Độ. Sản phẩm có tính năng điều trị bệnh đường tiêu hóa, hấp thu độc tố, tiêu diệt vi khuẩn, làm se niêm mạc, làm lành vết thương, thậm chí xử lý cả đơn bào ký sinh và ký sinh trùng đường ruột. Sản phẩm do công ty AUYRVET Ấn Độ sản xuất, phân phối tại Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả trong nâng cao sức đề kháng và điều trị bệnh ở gà, lợn, thủy sản tại rất nhiều tỉnh thành Việt Nam như: Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, …
Hãy xem “Bát bảo tán” trong Salkochek gồm những gì:
1 – Acacia catechu: Cây thuộc họ keo, có kích thước nhỏ hoặc trung bình. Đây là cây địa phương của Ấn độ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Thái Lan. Vỏ cây có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy, lỵ và chữa lành vết thương. Hạt có tác dụng kháng khuẩn. Tại miền đông châu Phi, bột vỏ cây trộn với đồng sunfat và lòng đỏ trứng được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của những khối u ác tính.
2 – Aegle marmelos: Cây thuộc họ Cửu lý hương (tiếng Việt có tên là cây bầu nâu), kích thước trung bình. Đây là cây bản địa của Ấn Độ. Dung dịch nước sắc của quả xanh với thì là và gừng được sử dụng trong điều trị bệnh lòi dom. Marmelosin có nguồn gốc từ thịt quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Với liều cao, nó còn làm giảm nhịp tim, giảm tần số hô hấp và gây buồn ngủ. Do đặc tính làm se niêm mạc, đặc biệt có ở quả dại xanh, thành phần này được ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.
3 – Berberis aristata: Là một loài thực vật thuộc họ Hoàng mộc. Đây là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ vùng phía bắc Himalaya. Berberis aristata được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic medicine) từ rất lâu. Các nghiên cứu dược lý trên thực vật cho thấy cây có tác dụng hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng nấm, hạ sốt, chống viêm, bảo vệ gan, chống oxy hóa, ung thư. Trái cây có thể ăn được và giàu vitamin C.
4 – Holarrhena antidysenterica: Đôi khi bị nhầm lẫn với cây Mai chỉ thiên (Wrightia antidysenteria). Cây có chứa nhiều thành phần hóa học như alkaloid, glycosides, những hợp chất phenol và tannin. Chất chiết của cây này có tác dụng với E.coli, Shigella, Staphylococcus và Salmonella. Đặc biệt, hạt và vỏ có khả năng tiêu diệt một số đơn bào như trùng amip, trùng roi.
5 – Light Kaolin: Kaolin là một loại đất sét tự nhiên và được ứng dụng trong y học. Light Kaolin là chất sét nhẹ ngậm nước. Kaolin được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy (từ nhẹ đến nặng, bệnh lỵ và bệnh tả) với tính năng đặc biệt là hấp thu độc tố của mầm bệnh ngay tại đường ruột. Kaolin được dùng như một chất có tác dụng đặc hiệu trong quá trình làm dịu và khô niêm mạc. Ngoài ra Kaolin cũng có tác dụng trong điều trị vết thương và chống chảy máu.
6 – Punica granatum: Quả lựu – Rất quen thuộc với người Việt. Vỏ, rễ và quả của cây lựu có tác dụng tẩy giun trong đường ruột của trâu bò và gia cầm. Quả và lá dùng để điều trị những bệnh về mắt của lợn và trâu bò. Lá và thân cây có hiệu quả trong kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn.
7 – Plantago ovata: Thuộc chi Mã đề, loài cây thân thảo này được sử dụng nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ với tác dụng điều trị viêm bàng quang, viêm da và đặc biệt là viêm kết tràng. Ngoài ra loài cây này cũng đã được nghiên cứu trong điều trị vết thương đồng thời có tác dụng chống lại một số chủng Bacillus và và Pseudomonas.
8 – Woodfordia fruticosa: Là một loài thực vật thuộc họ Lythraceae, phân bố nhiều ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hoa của cây này có tác dụng làm se niêm mạc và được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu chảy.
https://www.youtube.com/watch?v=xwdr2XlVwwM