BỆNH NEWCASTLE (NEWCASTLE’S DISEASE)

BỆNH NEWCASTLE (NEWCASTLE’S DISEASE)

Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) có rất nhiều biến chủng với các mức độc lực khác nhau, gây ra tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết và bệnh tích khác nhau trên gà.

Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) là bệnh truyền nhiễm rất lây lan do vi-rút paramyxo gây ra trên hầu hết các loài gia cầm (gia cầm nuôi trong trại, chim hoang dã). Mức độ lây lan của bệnh, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết, triệu chứng và bệnh tích sẽ khác nhau tùy từng biến chủng của vi-rút ND. Gia cầm ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh này. Các triệu chứng lâm sàng và biểu hiện trên cơ thể gia cầm bệnh có thể chia thành hai loại chính: hướng nội tạng và hướng thần kinh.

Thể hướng nội tạng, thường thấy bệnh tích xuất huyết màng giả ở toàn bộ đường tiêu hóa, từ mề cho đến hậu môn. Cần chú ý đến xuất huyết ở biểu mô mề (Hình 1). Niêm mạc phù, bị bao quanh bởi các chất nhầy dày (Hình 2) và xuất hiện một hay nhiều đốm xuất huyết (Hình 3), đôi khi các đốm này tập trung tại ranh giới mề – thực quản.

Hình 1 Xuất huyết ở biểu mô mề

Hình 2 Niêm mạc mề phù và bị bao quanh bởi các chất nhầy dày

Hình 3 Đốm xuất huyết trên mề

Triệu chứng điển hình của thể này là xuất huyết hoại tử và các bệnh tích màng giả ở niêm mạc khoang miệng (Hình 4), dạ dày và ruột (Hình 5). Thể bệnh này thường xuất hiện ở gà mái, ít thấy ở gà tây, chim hoang dã hay gia cầm cảnh.

Hình 4 Xuất huyết hoại tử và các bệnh tích màng giả ở niêm mạc khoang miệng

Hình 5 Xuất huyết hoại tử và các bệnh tích màng giả ở niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột

Tùy thuộc vào khả năng gây bệnh trên phôi gà mà vi-rút được phân loại thành độc lực yếu (lentogenic), độc lực vừa (mesogenic) và độc lực cao (velogenic). Các vắc-xin được làm từ chủng lentogenic chỉ tạo ra sự bảo vệ trong một thời gian ngắn, nên cần phải tái chủng lại. Trong khi các vắc-xin được làm từ chủng mesogenic có bảo hộ miễn dịch lâu hơn nhưng lại có thể gây chết gia cầm, nhất là các gia cầm không có sự miễn dịch ban đầu từ vắc-xin chủng lentogenic.

Bệnh tích thường thấy là các hạch bạch huyết ở manh tràng to hơn bình thường và xuất huyết (Hình 6); hiện tượng viêm và xuất huyết ở vùng hậu môn (Hình 7). Thông thường, các bệnh tích này bắt đầu từ các mô bạch huyết của niêm mạc.

Hình 6 Các hạch bạch huyết ở manh tràng to hơn bình thường và xuất huyết

Hình 7 Hiện tượng viêm và xuất huyết ở vùng hậu môn

Vi-rút nếu nhiễm vào trứng đang ấp, phôi sẽ chết và biến mất.

Nguồn lây lan mầm bệnh là các chất tiết có chứa vi-rút nhiễm vào thức ăn, nước uống và môi trường. Bệnh này lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa. Hay có thể lây lan qua tiếp xúc với gia cầm bệnh. Vi-rút chỉ tồn tại một thời gian trong các gia cầm mang trùng. Một đường lây truyền quan trọng của chủng velogenic có thể xảy ra giữa gia cầm cảnh và gà chọi. Tỉ lệ chết có thể đạt tới 70% đến 100%.

Thể thần kinh có biểu hiện lâm sàng như mất cân bằng, cơ thể cứng và cong về phía sau (Hình 8), trẹo cổ, liệt nhẹ và chân không đi được.Thể bệnh này thường đi kèm với các triệu chứng hô hấp. Khi nghiên cứu mô bệnh, có thể thấy ở não và dây cột sống bị viêm chảy dịch bạch huyết nhưng không chảy mủ.

Hình 8 Cơ thể cứng và cong về phía sau trong thể thần kinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 
Tư vấn 24/7
0986.640.965