Đặc điểm cấu tạo nhau của động vật nhai lại nói chung và đối với bò đỏ , bò sữa nói riêng là núm có dạng như cái nấm, sự bám giữa núm nhau con và niêm mạc tử cung mẹ rất chặt nên thường có tỷ lệ sót nhau cao hơn các loài khác như heo, chó, mèo…Ở mỗi động vật thì thời gian để nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ là khác nhau. Ở trâu bò, túi nhau ra khỏi cơ thể bò cái trong khoảng 3- 6 giờ. Còn đối với những động vật khác như dê, ngựa hay lợn thì túi nhau sẽ thoát ra nhanh hơn. Sau 12 giờ nhai thai vẫn chưa ra ngoài người ta gọi là chứng sót nhau. Bệnh này thường rất phổ biến ở trâu bò.
CÁC DẠNG SÓT NHAU PHỔ BIẾN
- SÓT NHAU TOÀN BỘ: Nghĩa là toàn bộ phần nhau thai vẫn còn dính ở tử cung.
- SÓT NHAU KHÔNG TOÀN BỘ: Sừng tử cung ở bò được chia làm 2 phần, 1 phần có chứa thai nhi, ở phần này nhau thai đã tách ra khỏi, phần sừng tử cung chưa thai nhi thì nhau thai vẫn còn dính với tử cung của bò mẹ
- SÓT NHAU TỪNG PHẦN: với trường hợp này thì có những phần của thai nhi đã tách khỏi tử cung của bò mẹ, tuy nhiên vẫn còn một số phần của nhau thai như : màng nhung hoặc núm nhau vẫn còn dính ở niêm mạc tử cung
NGUYÊN NHÂN SÓT NHAU TRÊN BÒ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng bò đẻ sót nhau. AYURVETVIETNAM.COM xin tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:
- Do bệnh lý: một số bò mẹ bị mắc bệnh khiến việc đẩy nhau thai ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn như : Viêm nội mạc tử cung ( mắc bệnh này dù bò mẹ có tử cung co bóp bình thường nhưng nhau thai vẫn dính chặt với niêm mạc tử cung), các bệnh như: Brucellosis hay vibriosis cũng gây ra tình trạng không thể đẩy nhau ở bò mẹ.
- Do khẩu phần ăn và chế độ chăm sóc, ít vận động : Trong giai đoạn mang thai , bò mẹ không được chăm sóc tốt , khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng khiến sức khỏe của bò mẹ trở nên yếu và giảm sút, sức rặn không đủ để đưa nhau thai ra khỏi cơ thể
- Sự chênh lệch giữa bào thai và cơ thể bò mẹ : bê con quá to, thai ngược, mẹ quá gầy, mẹ quá béo, bò mẹ nhiều thai, dịch thai quá nhiều, xương chậu bò mẹ hẹp khiến tử cung của bò mẹ bị dãn quá mức và mất đi khả năng đàn hồi lại. Cấu tạo giữa núm nhau của mẹ và nhau con ở bò rất đặc biệt, nó giống như những chiếc lược cài với nhau tạo nên lực liên kết rất chắc chắn, vì vậy nếu bò mẹ không có sức rặn tốt thì nhau thai sẽ không ra khỏi cơ thể.
CÁCH PHÁT NHẬN BIẾT VÀ PHÁT HIỆN BÒ MẸ BỊ SÁT NHAU
Trường hợp nhau thai còn nằm toàn bộ trong tử cung bạn sẽ không thấy được phần nhau lòng thòng ở bên trong âm đạo bò mẹ
Khi nhau thai chưa ra bò mẹ vẫn sẽ cảm giác khó chịu và đau đớn. Chúng sẽ có các biểu hiện cong lưng để rặn cho ra nhau thai còn sót trong tử cung.
Nếu nhau thai không ra ngoài cơ thể bò mẹ được thì chỉ sau khoảng 2-3 ngày tử cung sẽ bị viêm, những loại vi khuẩn có trong tử cung sẽ xâm nhập vào túi nhau và phân hủy chúng, khiến chúng bốc mùi hôi thối và chảy rỉ ra âm đạo. Âm đạo của bò thường sẽ chảy dịch màu vàng, mủ thậm trí có cả máu
Những triệu chứng tiếp đó rõ ràng hơn. Bò sốt, khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn và lượng sữa cũng giảm hơn so với trước, bò sốt cao kéo theo hệ lụy viêm vú, không thể cho be con bú , nặng hơn có thể gây chết bò mẹ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI BÒ BỊ SÓT NHAU
CÁCH LÀM THÔNG THƯỜNG
Nếu sau 12 giờ vẫn chưa thấy nhau thai ra hết các bạn thường sử dụng các thuốc kích thích co bóp tử cung. Thuốc điển hình mà các bạn có thể dùng là Oxytocin khoảng 6-8ml. Ngoài ra các bạn có thể tiêm bắp thuốc Catosal 10% để đẩy nhau thai ra ngoài.
Bên cạnh những loại thuốc kích thích co bóp tử cung thì các bạn cũng nên cho bò sử dụng thuốc bổ cũng như dung dịch nước muối để tăng sức lực cho bò. Cần cho bò dùng kháng sinh để ngăn chặn sự nhiễm trùng. Thông thường hiện nay bạn hay đặt trực tiếp các loại kháng sinh dạng viên vào tử cung của bò hoặc sử dụng các loại thuốc thụt rửa, sát trùng để vệ sinh cho vùng âm đạo và tử cung của bò sạch sẽ.
Đối với trường hợp cần thực hiện bởi những bác sĩ thú y có chuyên môn cao thì đầu tiên cần cố định tư thế của bò cái. Sau đó vệ sinh sạch sẽ âm hộ của bò bằng các dung dịch sát khuẩn. Sử dụng găng tay chuyên dụng cho bò để đảm bảo vệ sinh , ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào tử cung bò mẹ. Cẩn thận tìm núm nhau mẹ và núm nhau con, tách nhẹ nhàng. Chú ý không được bóc cả phần núm nhau mẹ ra khỏi tử cung, việc làm này sẽ gây xuất huyết ở bò mẹ.
- Quá trình tiến hành thủ thuật đòi hỏi mất nhiều thời gian, phải kiên nhẫn, cẩn thận, không vội vàng cẩu thả tránh gây hiện tượng sây sát, tổn thương niêm mạc tử cung.
- Nếu con vật rặn quá mạnh, cổ tử cung co bóp nhiều, ức chế bằng phương pháp phong bế lõm khum đuôi (tiêm novocain vào huyệt quy vĩ).
- Sau khi lấy hết nhau thai ra ngoài, rửa lại tử cung bằng các dung dịch thuốc sát trùng ở nồng độ thích hợp. Rồi đặt trực tiếp kháng sinh vào tử cung.
- Đối với ngựa sau khi sổ thai 1 giờ nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ cần phải tiến hành can thiệp bằng thủ thuật bóc nhau ngay, do phương pháp bảo tồn gần như không có kết quả với ngựa.
- Đối với lợn chủ yếu sử dụng phương pháp bảo tồn, thụt rửa tử cung bằng thuốc sát trùng.
- Sau khi can thiệp cần phải theo dõi tiến triển của con vật, tăng cường trợ sức, chú ý công tác hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.
Sau khi đã thực hiện xong, vệ sinh sạch sẽ lại và đặt trực tiếp kháng sinh vào tử cung bò mẹ. Tiếp tục theo dõi sức khỏe của bò mẹ ở những ngày tiếp theo. Tiêm thuốc bổ và cho bò uống thêm các loại thuốc bổ, ăn cỏ ( bò sau đẻ tuyệt đối không nên cho ăn cám, cháo luôn, nên cho ăn cỏ sẽ tránh bò bị lệch dạ múi khế, nguy hiểm cho bò mẹ)
Nhược điểm của các phương pháp truyền thống là phát hiện bò bị sót nhau muộn, gây nên viêm nhiễm nặng cho bò mẹ, xử lý vệ sinh thụt rửa, đặt thuốc, bóc nhau thai qua nhiều công đoạn gây tốn thời gian, tiềm tàng rủi ro và chờ đợi người chuyên môn xử lý, gây tốn kém. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị đe dọa động vật với những hậu quả nghiêm trọng, và đôi khi không thể đảo ngược. Ở bò bệnh, quá trình trao đổi chất bị rối loạn, nội mạc tử cung bị tổn thương nghiêm trọng và hệ vi sinh gây bệnh phá hoại phát triển trong tử cung. Điều này dẫn đến tình trạng toàn thân bò bị ngộ độc và nhiễm trùng huyết. Một căn bệnh bị lãng quên kết thúc bằng cái chết của vật nuôi.
CÁCH XỬ LÝ SÓT NHAU ĐƠN GIẢN TRÊN BÒ
Dựa trên những tiến bộ khoa học kĩ thuật kết hợp các thảo dược được nghiên cứu có trong tự nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học ẤN ĐỘ của hãng sản xuất thuốc thảo dược thú y lớn nhất ẤN ĐỘ – AYURVET đã cho ra sản phẩm EXAPAR giúp khắc phục hoàn toàn mọi nhược điểm của phương pháp xử lý sót nhau truyền thống , xử lý đơn giản hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi.
- Xử lý bò sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống
- Không cần đặt thuốc, thụt rửa hay bóc nhau
Với cách sử dụng đơn giản là cho uống hoặc trộn thức ăn, Exapar giúp giảm thiểu chi phí điều trị bệnh, ngăn ngừa sót nhau, viêm nhiễm tử cung, chậm lên giống hoặc lạm dụng kháng sinh gây ảnh hưởng tới cơ thể bò sữa hoặc bò sinh sản
Với các thành phần hoàn toàn tự nhiên như: Sâm ấn độ, Bạch Hoa Xà, Ngót Nghẻo, Lô Hội…
Giúp ngăn ngừa và đẩy nhanh nhau thai, dịch bẩn sau sinh, đặc biệt sau đó là cơ chế giúp tử cung nhanh co hồi, nhanh bình phục, hạn chế viêm nhiễm và mau lên giống
Với cơ chế làm khỏe tử cung, ngăn ngừa viêm nhiễm, Exapar thấm sâu vào bên trong tử cung, giúp làm lỏng liên kết của chân nhau thai con và mẹ qua đó đẩy nhau thai một cách an toàn và hạn chế sự mất máu, hoặc xuất huyết sau sinh
Với Bò sinh sản cho uống ngày đầu tiên 100ml/lần và một ngày cho uống 2 lần
Từ các ngày sau trở đi cho uống 50ml/lần và uống ngày 2 lần
Đối với heo, dê, cừu hay chó mèo, cũng dùng tương tự nhưng với liều thấp hơn. Liên hệ hoặc kết bạn zalo : 0986640965 hoặc 0865100819 để được chuyên viên kĩ thuật thú y tư vấn và hướng dẫn cách dùng thuốc để đạt hiệu quả phòng, điều trị bệnh hiệu quả nhất.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHO BÒ UỐNG THẢO DƯỢC EXAPAR
Hướng dẫn cách cho bò uống Exapar phòng và trị sót nhau ,viêm tử cung trên bò
Hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi gia súc đã sử dụng sản phẩm Exapar trong quá trình sinh đẻ cho vật nuôi thuận lợi giúp vật nuôi dễ đẻ, tránh tình trạng sót nhau, viêm nhiễm tử cung, đẩy sạch dịch bẩn không cần thụt rửa, đặt thuốc, giảm thiểu tình trạng chậm lên giống. CAM KẾT SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ, NHẬP KHẨU CHÍNH HÃNG AUYRVET – ẤN ĐỘ, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, KHÔNG MẤT SỮA, KHÔNG GÂY TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG CƠ THỂ VẬT NUÔI.
MỌI VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN BÀ CON LIÊN HỆ VỚI SỐ HOTLINE BÊN DƯỚI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN KĨ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI HOẶC TRUY CẬP MỤC TIN TỨC TRÊN TRANG ĐỂ CẬP NHẬT CÁCH XỬ LÝ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP THẢO ĐƯỢC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO TRONG CHĂN NUÔI.
CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI LUÔN THÀNH CÔNG !
Từ khóa liên quan: Cách xử lý khi bò đẻ không ra nhau_ Cho bò ăn gì để nhanh ra nhau_Tại sao bò đẻ không ra nhau _Cách làm cho bò đẻ nhanh ra nhau _ Mẹo chữa sót rau _Cách lấy nhau bò Bò đẻ bao lâu thì ra nhau
Exapar một sản phẩm tới từ công ty Ayurvet của Ấn Độ, với hơn 135 năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thảo dược, đã xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia trên thế giới.
CÔNG TY TNHH AUYRVET ẤN ĐỘ
Hotline giám đốc kĩ thuật ĐÔNG NAM Á Dr MỸ : 0986640965
Website: www.ayurvetvietnam.com