NHẬN BIẾT BỆNH BẰNG PHÂN GÀ
Có nhiều bác hỏi em gà có biểu hiện bệnh và xin phác đồ điều trị, đôi khi thấy nhiều bác chăn nuôi mà không biết mấy về kiến thức ngoại quan để biết , phòng và chữa bệnh cho gà mình nuôi chủ yếu nghe theo đại lý bán thuốc hay mấy đồng chí thú y nên hôm nay em xin chia sẻ cho các bác kiến thức #nhận_biết_bệnh_bằng_phân_gà. Mong sẽ chia sẻ được đến nhiều bác chăn nuôi chưa có kinh nghiệm hoặc bổ sung kinh nghiệm chăn nuôi gà để có đàn gà khỏe mạnh bội thu và chữa trị kịp thời nếu GÀ CÓ CÁC BIỂU HIỆN ĐI CÁC MẪU PHÂN THƯỜNG GẶP như dưới đây :
HÌNH 1 : PHÂN LỎNG CÓ BỌT
Phân lỏng nhiều nước màu nâu và có bọt muối Urate
Nguyên nhân:
+ Chứng kém hấp thụ dinh dưỡng ở gà con ( Có thể do Adenovirus, reovirus)
+ Khẩu phần thay đổi: Lactose cao trong khẩu phần, không được tiêu hóa và hấp thụ tốt ở ruột non, gây lên men ở manh tràng
+ Viêm ruột : Do Clostridium pertringens, Coccidiosis, Ký sinh trùng( nhiễm giun)
HÌNH 2 : PHÂN CÓ NHIỀU ACID URIC
Phân chứa một lượng lớn chất sệt, bài tiết Urates trắng sữa
Nguyên nhân:
+Bệnh thận : Nhiễm Virus ( viêm phế quản ), nhiễm khuẩn
+Bệnh trên hệ miễn dịch : Bệnh Infectious Bursal, Lymphoid Leukosis
+ Nguyên liệu nhiễm nấm mốc: Độc tố nấm mốc ( Aflatoxin, Ochratoxin)
+ Thuốc ( Sulfa, Gentamycin) sử dụng quá mức
+ Kim loại nặng ( kẽm, chì ) không được tiêu hóa và hấp thụ
+ Thay đổi khẩu phần : Kết hợp canxi cao, vitamin D cao, vitamin A thấp, đạm khẩu phần cao cho gà già( Ví dụ: gà đẻ > 60 tuần tuổi
+ Thay đổi hành vi/ thói quen : Thiếu nước uống , kích ứng quá mức, stress
+ Bệnh khác: Giun, cầu trùng, Toxoplazmosis
HÌNH 3: PHÂN CHỈ CÓ Urates TRẮNG
Chuẩn đoán lâm sàng, chỉ có muối urates trắng thải ra ngoài
HÌNH 4 : PHÂN ĐỎ CAM VÀ CÓ CHẤT NHẦY
Triệu chứng cận lâm sàng, các manh thành đường tiêu hóa trong phân có màu đỏ cam, có thể quan sát thấy
Nguyên nhân:
+ Bệnh đường dạ dày – ruột : Viêm hoại tử ruột ( Clostridium perfringens), Salmonella typhimurium, Coccidia, Ascarids, virus đường ruột ( torovirus-like virus), histominiasis.
+ Bệnh biến dạng vi khuẩn: không cân đối vi sinh vật
+ Độc tố nấm mốc : Aflatoxin, fumonisins, sterigmatocystin, ochratoxin và độc tố chưa định danh thuộc nhóm Penicillium
+Tổn thương do nhiễm độc: Oxy hóa, mỡ bị ôi, amin nguồn gốc vi sinh vật
HÌNH 5: PHÂN GÀ MÀU VÀNG CAM
Chuẩn đoán lâm sàng, phân màu cam thải ra cùng lớp màng nhày ruột
Nguyên nhân tương tự ở hình 4
HÌNH 6 : PHÂN GÀ CÓ NHỮNG HẠT BẮP CHƯA TIÊU HÓA HẾT
Những hạt bắp chưa tiêu hóa hết được nhìn thấy rõ ở phân gà
Nguyên nhân:
+ Chất lượng thức ăn kém
+ Hạt bắp xay còn thô, kích cỡ to
+ Dạ dày cơ bị lở loét
+Hội chứng hấp thu kém
HÌNH 7: PHÂN CÓ NHIỀU NƯỚC HAY THÀNH PHẦN TRONG SUỐT
Phân gà bình thường nhưng có những lớp nhày trong suốt bao quanh
Nguyên nhân:
+ Hấp thu kém/ tiêu hóa kém: Do nhiễm virus ( reovirus, rotavirus), độc tố vi khuẩn( E.coli, Clostridium, Cholera, Salmonella)
+ Thay đổi thức ăn : Hàm lượng muối cao, hàm lượng magnesium vượt quá mức cho phép( carbonate, sulfate, oxide) , chất xơ (ví dụ: raffinose trong nành, lactose trong bột váng sữa, pentosans trong hạt cốc hoặc sucrose)
+Thay đổi hành vi/ thói quen: Uống nhiều nước do trời nóng
+ Stress: Do làm vaccin, nhiệt độ môi trường cao, thay đổi quá nhiều thành phần nguyên liệu trong công thức thức ăn chăn nuôi
HÌNH 8 : PHÂN LỎNG MÀU NÂU
Phân lỏng như nước, có màu nâu ở gà được chuẩn đoán lâm sàng là nhiễm bệnh
HÌNH 9: PHÂN VÀNG CÓ BỌT
Màu vàng của Sulphur, có lẫn máu và bọt do bệnh Blackhead hoặc Hista- monosis, do ký sinh trùng protozoan tác động trên ruột
HÌNH 10:PHÂN GÀ MÀU XANH
Phân gà màu xanh, có lợn cợn và hàm lượng Urate đậm đặc, có ít chất nhày bao quanh
Nguyên nhân:
+ Bệnh truyền nhiễm: E. coli, Newcastle, viêm khí quản, bệnh ký sinh Leucocytozo- onosis, Coryza, CDR, cúm gà, Lyphoid Leukosis
+Giai đoạn sau của nhiễm giun
+ Suy giảm chức năng gan, baì tiết dịch mật không bình thường: Độc tố nấm mốc, gan nhiễm mỡ, kim loại nặng
+Gà bỏ ăn: Bệnh nhiễm trùng, nguyên nhân gây stress cấp thời( làm vaccin, sử dụng thuốc , nhiệt độ môi trường)
HÌNH 11: PHÂN GÀ MÀU XANH NHẠT
Do thay đổi điều kiện môi trường đột ngột
HÌNH 12: PHÂN GÀ CÓ LẪN MÁU
Phân gà lẫn máu do bị nhiễm cầu trùng
HÌNH 13: PHÂN GÀ SẬM MÀU, SÁP
Phân gà sáp thường xuất hiện 2-3 lần/ ngày( mỗi lần 8-10 lần đi phân) . Phân gà sáp thường đặc, mùi rất hôi, màu xanh nhạt đến nâu
HÌNH 14: PHÂN GÀ KHỎE MẠNH
Là chất thải được bài tiết trong quá trình tiêu hóa cùng với tinh thể acid uric bao quanh phân, mùi phân bình thường
============================
Để biết chính xác gà bị bệnh gì, các bác cần mổ khám để xem bệnh tích cụ thể bên trong, vì hiện nay bệnh vật nuôi thường ghép nhiều bệnh một lúc, mổ ra sẽ biết chính xác gà bị các bệnh gì, bệnh do virus hay vi khuẩn, cái gì cần chữa trước, cái gì cần chữa sau, đúng bệnh sẽ chữa được triệt để và tránh tổn thất nhiều về chi phí cho người chăn nuôi, nhận biết bằng mắt thường qua màu phân chỉ là đưa ra các dự đoán trước về bệnh tích mà thôi.
Dưới đây sẽ là một số lưu ý cho bà con
QUAN SÁT GÀ CẨN THẬN
Nếu như người chăn nuôi muốn tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của đàn gà để biết gà có bệnh hay không thì có thể quan sát phân gà và những đặc điểm dưới đây :
Hoạt động: Đầu tiên là kiểm tra hoạt động của gà, bởi vì gà bệnh thường hay rụt cổ lại, toàn thân ủ rũ, đuôi cụp xuống, đi lại yếu ớt chậm chạp và thường co lại từng cụm, từng nhóm với nhau, có đôi khi gà cũng đứng riêng lẻ ở góc chuồng, hoặc có triệu chứng của thần kinh như vẹo đầu quay tròn,khác với những con gà khỏe mạnh thường linh hoạt, nhanh nhẹn, chạy đều trong chuồng và háo ăn.
Bộ lông: Thứ hai là phải kiểm tra bộ lông của gà, gà bị bệnh thường hay bị xù lông lên, lông đầu cũng dựng lên, khác hoàn toàn với những con gà khỏe có bộ lông bóng mượt và thu gọn vào cơ thể.
Mắt, mỏ, chân: Người chăn nuôi cũng nên quan sát các bộ phận khác như chân, mắt và mỏ gà, những con gà bị bệnh mắt thường hay nhắm chặt lại, mắt và mũi chảy nước, thường xuyên bị khó thở, thở khò khè, thỉnh thoảng cũng há miệng kêu lên, đôi khi gà còn bị khô chân, bị sưng mặt, mồng cùng mào tái nhợt và bầm tím
Phân: Ngoài những yếu tố trên người chăn nuôi nên kiểm tra thêm phân gà, bởi gà bệnh thường đi ngoài ra phân lỏng có màu xanh hoặc màu trắng, thỉnh thoảng có tia máu lẩn vào trong phân, phân có mùi hôi, hậu môn gà đôi khi cũng bị bết phân lại.
Tỷ lệ chết: Gà bị bệnh thường có tỉ lệ chết tương đối cao nên người chăn nuôi cần lưu ý, bởi vì gà có tỉ lệ chết từ 3 tới 4% là bình thường với gà thịt, khoảng 1% là bình thường đối với gà đẻ, nhưng nếu như gà có tỷ lệ chết quá nhiều, chết tập trung, hàng loạt tức là gà bị nhiễm bệnh nghiêm trọng cần được điều trị ngay nhé.
CONTINUE ….. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO TỪNG BIỂU HIỆN PHÂN GÀ
CHÚC CÁC BÁC CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG