HỘI CHỨNG HÔ HẤP PHỨC HỢP TRÊN HEO (PRDC)

BỆNH HÔ HẤP PHỨC HỢP TRÊN HEO (PRDC)

Bệnh hô hấp phức hợp trên heo gọi tắt là PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex), nó bao gồm phức hợp nhiều yếu tố gây bệnh liên quan đến đường hô hấp và tốc độ sinh trưởng heo như môi trường, quản lý chuồng trại, di truyền, …

hoi chung ho hap phuc hop tren heo

Heo bị mắc PRDC có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, hoặc có thể chỉ là các yếu tố môi trường, di truyền; hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố:

  • Vi khuẩn: Mycoplasma, hyopneumoniase…………..
  • Yếu tố môi trường: Mật độ dày, thay đổi nhiệt độ, thời tiết, ký sinh trùng…

Việc xác định được heo đang mắc cụ thể là bệnh nào trong hội chứng PRDC như: Viêm phổi dính sườn (APP) hay Suyễn heo (do Mycoplasma hyopneumoniae), Tai xanh, Circo, … hay do yếu tố nào gây lên  sẽ giúp ta giảm được những thiệt hại không nhỏ trong chăn nuôi heo như: giảm tỷ lệ chết, tăng tăng trọng ngày, giảm FCR, thời gian xuất chuồng, giảm chi phí thuốc, …

Bệnh trên đường hô hấp chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bởi vậy việc quan tâm đến cách mà bệnh xâm nhập vào cơ thể heo cũng như các bệnh tích trên phổi cũng là một phương pháp đánh giá đem lại kết quá tương đối chính xác.

Bệnh trên đường hô hấp chủ yếu lây lan qua đường hô hấp.

Phổi heo gồm 7 thùy: 4 thùy bên phải (Thùy đỉnh, thùy giữa, thùy hành cách mô, thùy tim) + 3 thùy bên trái (Thùy đỉnh, thùy giữa, thùy hành cách mô). Không khí đi từ mũi –> Khí quản –> Phế quản vào Thùy đỉnh của phổi, rồi vào các thùy còn lại trên phổi. Điều này giải thích vì sao khi heo hít không khí bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh thì bệnh tích sẽ tập trung trên thùy đỉnh nhiều hơn so với các thùy khác.

Hình ảnh heo mắc bệnh
Phổi heo mắc bệnh

Phác đồ điều trị các bệnh viêm phổi, viêm phổi phức hợp, bệnh kế phát do vi khuẩn trên lợn, trâu, bò, dùng liên tục trong 4 – 5 ngày

Bước 1: Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng DR-BETADIN hoặc DR-OMNICID US ngày 1 lần

Đồng thời tiêm một trong các loại kháng sinh (F/A18/FLO 45%, DR-TYLAN 200, DR-GENTAMOX LA, BETA CEF 25, DR-CEF 750 PLUS, TD.CEF ONE LA) vào một bên tai;

Kết hợp tiêm CALCIGLUCO-C-AMIN vào bên tai còn lại.

Bước 2: Trộn thuốc kháng sinh PHARM-FLO MIX và thuốc bổ ĐG-GLOCO KC vào thức ăn.

Bước 3: Ngày thứ 2 tiêm thêm 1 mũi MECTIN-PHARM nếu thấy nguy cơ bệnh ghép giun phổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 
Tư vấn 24/7
0986.640.965