TỔNG HỢP CÁCH CHỮA CÁC BỆNH PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP TRÊN GIA SÚC GIA CẦM 2022

TỔNG HỢP CÁCH CHỮA CÁC BỆNH PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP TRÊN GIA SÚC GIA CẦM 2022

Chăn nuôi gia súc gia cầm là một trong số các ngành chủ đạo của nền nông nghiệp Việt Nam. Do tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chiến sự đã làm cho ngành chăn nuôi mấy năm gần đây cũng lao đao theo. Đặc biệt dịch bệnh hoành hành gây ra biến đổi dòng cung cầu cũng như dịch Tả Châu phi trên heo đã kéo theo nhiều hệ lụy khiến cho giá cả thực phẩm tăng giảm thất thường,vật nuôi chết la liệt, người chăn nuôi thiệt hại thê thảm, chiến tranh Nga – Ucraina gây đứt gãy nguồn xuất nhập khẩu hàng hóa, biến đổi khí hậu gây ra nhiều biến chủng bệnh mới gây thiệt hại nặng nề.

Để có thể chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, các vấn đề như triệu chứng, cách phòng ngừa một số bệnh cơ bản chính là điều cần được bà con quan tâm hàng đầu. Dưới đây là danh sách các loại bệnh phổ biến nhất trên gia súc gia cầm hiện nay do THẢO DƯỢC THÚ Y AYURVET VIỆT NAM biên soạn giúp bà con hiểu , biết và chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện sớm dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tránh thiệt hại lớn trong chăn nuôi.

I- BỆNH TRÊN GIA CẦM

Hiện có rất nhiều bác chăn nuôi vẫn đang mông nung về quy trình chuẩn để vào vắc xin cho gà vịt ngan , hôm nay tôi xin chia sẻ với các bác quy trình chuẩn vào vắc xin đúng ngày tuổi, đúng giai đoạn, không chồng chéo , độ bảo hộ cao, gà khỏe mạnh, ít bệnh, giảm tỷ lệ thiệt hại đầu con khi úm.

Lịch vào vắc xin cho gia cầm

1- BỆNH TRÊN GÀ

a, Bệnh Newcastle ( Niu cát sơn)

Nguyên nhân:

Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) là bệnh truyền nhiễm lây lan do vi-rút paramyxo gây ra trên hầu hết các loài gia cầm (gia cầm nuôi trong trại, chim hoang dã) gây bệnh cho mọi lứa tuổi, mọi giống gà. Mức độ lây lan của bệnh, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết, triệu chứng và bệnh tích sẽ khác nhau tùy từng biến chủng của vi-rút ND

– Đường lây bệnh qua thức ăn, nước uống, qua không  khí hoặc qua tiếp xúc với chim và loại nhấm có mang virus gây bệnh

Đặc biệt : gà tây, gà sao, vịt, ngan, bồ câu, chim cút cũng nhiễm bệnh này

Triệu chứng bệnh tích:

– Gà ủ rũ, xã cánh, ăn ít, phân màu trắng xanh. Gà có biểu hiện khó thở, thở hắt và ngáp. Tỷ lệ chết 75% số còn lại ở thể bệnh mãn tính biểu hiện triệu chứng thần kinh đi vòng tròn, mổ không trúng thức ăn

Bệnh tích xuất huyết cơ quan tiêu hoá và cơ quan hô hấp. Dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến. Ruột viêm loét, nổi gồ hình cúc áo. Trực tràng, hậu môn xuất huyết. Thanh khí quản xuất huyết, phổi viêm túi khí đục.

Phòng và trị bệnh:

– Phòng : Bệnh gà rù không có thuốc đặc trị  riêng mà thông thường hiện nay chỉ dùng các loại kháng sinh phổ rộng như Amox, Ampi,  Flodoxy để ức chế cũng như vô hoạt khả năng phát tán và nâng cao kháng thể cho gà, giảm nhiệt hạ sốt

– Dùng vắc xin phòng bệnh :

Lần 1 : sử dụng Lasota nhỏ vào mắt mũi lúc 1 ngày tuổi

Lần 2: sử dụng Lasota nhỏ vào mắt mũi lúc   25 ngày tuổi

Tiêm vắc xin Newcastle hệ 1 cho gà 45 ngày tuổi hoặc dùng vắcxin vô hoạt nhũ dầu

Có thể dùng vắc xin nhập ngoại : Restos, sotasec( pháp), Imopest( Mỹ )

Các trang trại chăn nuôi lớn thường dùng vắc xin tổng hợp phòng nhiều bệnh cùng 1 lúc như:

Newvaxidrop ( gà rù + Hội chứng giảm đẻ)

Binewvaxidrop( Gà rù + Hội chứng giảm đẻ+ viêm phế quản )

Gumbopest ( gà rù + gumboro)

Bigopest ( gà rù+ Gumboro

b, Bệnh Gumboro

Nguyên nhân :

– Do virus: Gà ở lứa tuổi 3-6 tuần tuổi hay mắc , bệnh dễ lây. Virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường, lây nhiễm từ lứa này đến lứa khác. Tỷ lệ chết tới 25-30%, nếu bệnh ghép với cầu trùng hoặc bạch lị tỷ lệ chết lên đến 50-60%.

– Đường lây bệnh trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ hoặc lây qua đường nước uống và dụng cụ chăn nuôi

Triệu chứng và bệnh tích

– Triệu chứng: bệnh xảy ra nhanh, xuất hiện sự hoảng loạn và tiếng kêu thất thanh trong đàn , có con chạy từ góc tường này sang góc tường kia, gà mổ cắn lẫn nhau, gà ăn ít, lông xù, ủ rũ, mỏ gục xuống, gà sốt cao sau đó suy kiệt, gà dồn đống

Phân ỉa loãng màu vàng nhạt có lẫn bọt

– Bệnh tích : xuất huyết cơ đùi và cơ ngực, túi hiệt sưng, phù như quả nhãn bóc vỏ, túi huyết sưng to gấp 3 lần vào ngày thứ 3, teo lại bằng bình thường vào ngày thứ 5-6 , tiếp tục teo lại bằng 1/3 bình thường vào ngày thứ 8-9

Phòng trị bệnh

– Phòng bệnh: Không có thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà. Tuy nhiên cần tiêm phòng vắc xin, trộn phòng kháng sinh tăng sức đề kháng để nâng cao tỉ lệ sống sót, Phun sát trùng chuồng trại để tránh virus lây lan rộng.

– Tiêm phòng hoặc nhỏ mắt mũi : 5 ngày tuổi sử dụng vacxin Gumboro I và vacxin Gumboro II lúc 20 ngày tuổi.

– Trị: trong thực tế chỉ dùng thuốc trợ sức và cầm máu:

Tiêm kháng thể gumboro cho cả đàn, 2 mũi cách nhau 3 ngày

Pha vào nước uống cho gà theo công thức sau: 10 lít nước, 500g đường glucoza, 100g điện giải, acetamin 50g, B.Complex 10 g, Vitamin C 10 g, Vitamin K 10 g, cho uống liên tục do gà mất nước

Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh điều trị bệnh gumboro, sẽ làm tăng tỉ lệ chết. Nếu xuất hiện bệnh thứ phát thì phải dùng thuốc điều trị bệnh đó với một nửa liều lượng trong 3 ngày đầu, sau đó mới tăng đúng liều từ 2-3 ngày sau cùng.

C, BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)

Nguyên nhân

Do vi rút gây nên. Ngoài tác động vào bộ máy hô hấp, vi rút phá huỷ tế bào thận. Vi rút lây lan nhanh. Đường truyền qua bụi không khí, Ngoài ra  vi rút truyền trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống.

Triệu trứng, bệnh tích

– Triệu trứng: Gà có hiện tượng khó thở, hắt hơi, có tiếng ran rất rõ trong đàn. Gà viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, lông xù, gà dồn từng đống. gà dò có triệu trứng hô hấp nhẹ và bệnh thường kéo dài.

– Bệnh tích: Viêm thanh khí quản, có dịch nhầy, khoang bụng chứa nhiều bọng nước. Thận viêm và ống dẫn niệu chứa đầy muối urat(màu trắng)

Phòng bệnh: Sử dụng vacxin IB. Gà con dùng vacxin nhược độc vào thời điểm 1 ngày tuổi, 14 ngày tuổi và khi gà được 14 tuần tuổi thì tiêm vacxin vô hoạt IB.

 

D, BỆNH VIÊM HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD)

Nguyên nhân

Do vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh làm kế phát các vi khuẩn,vi rút gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh tái phát. Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khoẻ, từ gà mẹ sang gà con và qua thức ăn nước uống và dụng cụ.

Triệu trứng, bệnh tích

– Triệu trứng: Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc. Gà khó thở, thở khò khè, đôi khi sưng mặt, chảy nước mũi. Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm nhiều.

– Bệnh tích: Tụ huyết trùng thanh quản, khí quản. Tiết dịch nhầy ở khoang mũi và khí quản. Túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói.

Phòng trị:

– Phòng: Vac xin vô hoạt Vineland (Mỹ) vào lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi. Cho uống Tylosin lúc 2,4,6 tuần tuổi có tác dụng phòng bệnh tốt.

– Trị: Tyamulin 1g/4lít nước, Spiramycin-trimethoprim 2g/lít nước, Eroflo 50-100mg/lít nước

E,  BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (Coccidiosis)

Nguyên nhân

Do loài cầu trùng Eimeria gây ra. Bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi gà, Trong đó gà con 3-8 tuần tuổi bị mắc nhiều nhất, lay lan do các noãn nang lưu cữu ở nền chuồng, nước uống. Gà ăn phải noãn nang cầu trùng sẽ mắc bệnh.

Triệu trứng, bệnh tích

– Triệu trứng: Gà ốm, ủ rũ, ít ăn, mào tái nhột. Gà bị tiêu chảy, phân màu nâu thậm chí có máu tươi. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết, da nhợt do mất máu, uống nhiều nước.

– Bệnh tích: Da gà bị tái nhợt. Bệnh tích tập trung ở ruột: ruột căng phồng, có nhiều điểm xuất huyết, manh tràng sưng to trong chứa đầy máu đen.

Phòng trị

– Phòng: Giữ chuồng khô ráo, rắc bột Bokashi lên chất độn chuồng.

– Trị: Rigercoccin 1g/2 lít trong 3-4 ngày. ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày. Cho uống vitamin hoặc hỗn hợp  ADE để giảm cầu trùng kí sinh ở niêm mạc.

F, BỆNH NHIỄM KHUẨN ECOLI (Colibacillosis)

 Nguyên nhân

Do vi khuẩn Ecoli gây lên. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể mắc, đặc biệt là gia cầm lứa tuổi từ 3-15 ngày tuổi, Tỷ lệ chết từ 20-60%, gia cầm trên 1 tháng có thể bị nhẹ và ít chết.

Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh trong lò ấp, Ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và vết hở ở rốn.

Triệu trứng bệnh tích

– Triệu trứng: Trong thể bại huyết, gia cầm ủ rũ và chết đột ngột chiếm tỷ lệ 2%.Trong thể viêm ruột, gà ỉa chảy nặng phân có dịch nhầy màu nâu, xanh, trắng. Thể viêm túi khí dày lên màu trắng sản sinh dịch fibrin làm viêm dính màng bao tim, màng gan và màng phức mạc. Thể viêm vòi trứng làm gia cầm giảm đẻ.

– Bệnh tích: Gan sưng và suất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có lớp xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột xưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kì đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.

Phòng trị

– Phòng: Tiêm vacxin Neotyphomix (Pháp) 1ml/3 gia cầm. Có thể phòng bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn khi gia cầm nhỏ tuổi, khi thời tiết,thức ăn thay đổi. Một tuần nên làm hai lần.

– Trị: Chủ yếu trộn kháng sinh vào thức ăn nước uống như Cosumex 2g/lít hay 1kg thức ăn. Tetracylin 1.5g/kg thức ăn, liên tục trong 3-4 ngày.

Nếu gia cầm bệnh nặng thì phải tiêm Bencomycin 1ml/30kg trọng lượng gia cầm, Biocolistin 1ml/4kg trọng lượng gia  cầm, Flumequin 1ml/2kg, Biotee 1ml/4kg thể trọng.

G, BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG(pasteurellosis)

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella aviseptica. Khi mưa nhiều tháng 7,8,9 bệnh phát mạnh. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống. Vi khuẩn có thể kí sinh sẵn trong cơ thể gia cầm khi thời tiết thức ăn thay đổi, trỗi dậy gây bệnh.

Triệu trứng, bệnh tích

– Triệu trứng:

Thể quá cấp gia cầm ủ rũ cao độ và chết sau khoảng 2 giờ. Tỷ lệ chết có thể lên đến 50% và chết trong nhiều đêm.

Thể cấp tính: Gia cầm ủ rũ, lông xù, phân loảng có màu máu xanh, mũi miệng chảy chất nhờn, sủi bọt, xó lẫn màu đỏ sẫm, gia cầm rất khó thở. Thể mãn tính: Gia cầm xưng khớp, hoại tử mào,  có thể kèm theo triệu trứng thần kinh do viêm màng não, gia cầm gầy yếu.

– Bệnh tích: Tụ máu, xuất huyết dưới da, tích nước trong các xoang. Gan sưng có nhiều chấm đỏ hay vàng trên bề mặt của gan. Trong thể mãn tính viêm đường hô hấp, buồng trứng và ống dẫn trứng sưng to, các đầu khớp sù xì.

Phòng trị

– Phòng: Phòng bằng vacxin nhũ dầu (nội) 0.5ml/con, vacxin keo phèn (nội) 1ml/con, vacxin nhũ dầu (Mỹ) 0.5ml/con, Vacxin Neotyphonmix (Pháp) phòng tụ huyết trùng và E.coli 3ml/con. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn như Tetracylin 0.5g/kgTA, 1g Cosumix pha vào 1 lít nước hoặc 1kgTĂ.

– Trị: Dùng kháng sinh tiêm toàn đàn Step với liều 100-150mg/kg thể trọng. Phối hợp Tetra 30mg/kg thể trọng và Step 1ml/3kg thể trọng, Genta 30mg/kgthể trọng.

 

H,    BỆNH CẮN LÔNG RỈA LÔNG (cannibalisme)

 Nguyên nhân

Do chăm sóc không tốt, mật độ đông và cung cấp không đủ dinh dưỡng cho gia cầm

Triệu trứng bệnh tích

Bệnh thường xảy ra ở đàn gà nuôi chật chội, không có sân vận động, chuồng trại ẩm ướt, thiếu ánh sáng, lông của gà ở lưng dính bết lại, ngứa ngáy, khó chịu. Ban đầu gà rỉa lông mình sau quen rỉa lông con khác. Hiện tượng chảy máu càng kích thích gà mổ cắn nhau. Trong khẩu phần không cân đối đạm như thiếu methionin và Cystin hoặc trong thời gian ngắn ăn quá nhiều đạm động vật sẽ gây gà mổ lẫn nhau. Đặc biệt khi khẩu phần thiếu đi sinh tố và khoáng. Ngoài ra có thể do viêm ruột, do ồn ào và chấn động xung quanh kích thích.

Phòng trị

– Phòng: Kết hợp cả nuôi dưỡng và chuồng trại. Tập cho gà ra ngoài sân chăn thả từ 7 ngày tuổi. Phát hiện sớm những con có tập tính rỉa lông tách ra khỏi đàn.

– Trị bệnh: Cho ăn Sunfat canxi (thạch cao) vì trong chất này có chứa 23% canxi và 18.4% lưu huỳnh. Cho ăn 0.3-0.5%g/con/ngày trong vài ngày, bệnh chấm dứt. Cho uống nước pha muối 1% liên tục trong vài ngày. Cho gà ăn bột lông và tăng cường rau xanh. Chuồng trại phải bổ sung chất độn chuồng hằng ngày tránh ẩm ướt và chật chội. Bổ xung vitaminA với liều lượng 10000 UI/kg thể trọng lặp lại 3 lần cách nhau 3 tuần bệnh sẽ khỏi.

2- BỆNH TRÊN VỊT

A, Bệnh tụ huyết trùng.

Triệu chứng: có nhiều triệu chứng tùy theo cấp độ của bệnh.

– Thể mãn tính: Vịt gầy còn da bọc xương, cơ năng bị rối loạn. Khớp đùi và đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi có biểu hiện viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

– Thể cấp tính: Vịt có biểu hiện ủ rũ mệt mỏi, bỏ ăn, xù lông, hoạt động chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra chất nhớt, có hiện tượng sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ của bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng có màu đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt bị khó thở, mặt tụ máu và không có triệu chứng thần kinh hay bại liệt. Vịt thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở. Đẻ trứng ra bị méo mó.

– Thể quá cấp tính: Vịt bị chết ngay khi chưa phát hiện ra triệu chứng nên rất khó chữa trị kịp thời. Đàn vịt đang bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể tăng cao và chết ngay

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở vịt.

– Đầu tiên phải kể đến do gia cầm có sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể, nếu chịu sự ảnh hưởng của ngoại cảnh hay khâu chăm sóc không kĩ lưỡng, vịt sẽ giảm sức đề kháng khiến mầm bệnh trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh.

– Bệnh thường gặp ở vịt này lây lan nhanh nên có thể khi một con đang trong thời kì nung bệnh đã truyền cho những con khác. Chất thải như phân nước tiểu của vịt bị bệnh cũng là nguyên nhân để bệnh lây lan.

Con đường lây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da,…

Biện pháp:

Do các loại bệnh thường gặp ở vịt lây lan với tốc độ nhanh nên một khi phát hiện đàn vịt có bệnh nên tiêm cho toàn đàn bằng một trong các loại thuốc như: FLO DOXY, GENTA, LINSPEC 5/10…

Tiêm liên tiếp 3 ngày, kết hợp cho uống thuốc hạ sốt và điện giải.

Sau đó cho uống một trong các loại sau từ 3-5 ngày để trị dứt điểm bệnh:  AMOX 50%, AMPI , HANFLOR 20 % ORAL…

B, Bệnh dịch tả vịt.

Bệnh thường gặp ở vịt phổ biến nữa là dịch tả vịt (Pestis Anatum, Duck Virus Enteritis), còn được gọi là bệnh viêm ruột siêu vi trùng ở vịt, hoặc bệnh Anatid alphaherpesvirus 1 (AnHV-1) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra trên vịt.

Triệu chứng:

Lúc đầu vịt kém linh hoạt, ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xoã xuống đất, đi lại khó khăn, lười bơi lội. Ở vịt con có triệu chứng lúc đầu bị viêm giác mạc, mắt ướt và thấm ướt cả lông xung quanh mắt, sau đó sưng và dính mi mắt, vịt không thể mở mắt được; một thời gian sau võng mạc, thuỷ tinh thể bị biến đổi làm cho mù. Dịch bẩn chảy từ mũi, mỏ cắm xuống đất.

Vịt bị xù lông, tiêu chảy, phân có màu vàng hoặc xanh nhạt, đôi khi có lẫn máu; quanh hậu môn dính đầy phân; bỏ ăn nhưng khát nước. Nhiều con xuất hiện triệu chứng thần kinh, mỏ cắm xuống đất. Tỉ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi chỉ còn 15-16%.

Sau 1-3 ngày mắc bệnh, vịt sẽ chết, chỉ có số ít là khỏi bệnh.

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do virus tên Herpesvirus gây ra.

Biện pháp: Bệnh do virus gây ra nên chỉ có thể phòng ngừa là chủ yếu, chưa có thuốc đặc trị.

Tiêm phòng cho vịt mới nuôi bằng vắc xin dịch tả vịt lúc 2 tuần và tiêm lại khi 2 tháng tuổi. Vịt sinh sản thì tiêm vắc xin dịch tả nhắc lại 6 tháng một lần. Kết hợp với chăm sóc và dọn dẹp chuồng vịt định kì.

C, Bệnh viêm gan virut ở vịt.

Một trong các bệnh thường gặp ở vịt phổ biến không kém nữa là bệnh viêm gan virut. Không chỉ xảy ra ở vịt mà còn xuất hiện trên các con vật khác như ngan, ngỗng, chim trĩ…có độ nguy hiểm rất cao bà con cần lưu ý.

Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở vịt này có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, nằm im 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hoặc về 1 bên, vịt chết ở tư thế Opisthotonus.

Nguyên nhân: Do virus thuộc nhóm Picornavirus gây nên.

Biện pháp: Vì không có thuốc đặc trị nên bệnh thường gặp ở vịt chỉ phòng ngừa bệnh là chủ yếu, tiêm phòng vắc xin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách ly vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.

D, Bệnh phó thương hàn.

Bệnh phó thương hàn vịt là bệnh thường gặp ở vịt do vi khuẩn gây ra, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hệnh thường gặp ở vịt này triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính. Đây là một trong các bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến tính mạng của vịt.

Triệu chứng:

– Vịt có biểu hiện ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

– Tiêu chảy, phân loãng có màu xanh lá cây lẫn bọt khí.

– Bị bại liệt ở chân chân, thở khò khè.

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do vi khuẩn Sallmonella gây ra. Vịt đẻ nhiễm bệnh sau đó lây cho trứng, khi vịt nở ra bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và phát bệnh.

Biện pháp:

– Trộn một số kháng sinh, cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về và lặp lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

– Sử dụng thuốc cho bệnh thường gặp ở vịt này cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng qui định.

E, Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI.

Bệnh thường gặp ở vịt xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-15 ngày tuổi, tỷ lệ chết trên 50%, còn những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và ăn kém.

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 1- 10 ngày. Vật nuôi 3 ngày tuổi đã mắc bệnh, triệu chứng vịt bị xù lông, rút cổ, mắt lim dim buồn ngủ, có triệu chứng sổ mũi cảm cúm, khó thở, tiêu chảy phân có màu trắng xanh, chết sớm. Có triệu chứng thần kinh, vịt đẻ lai rai, vỏ trứng dính máu.

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do khuẩn E. Coli thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E.Coli phát triển và gây bệnh.

Biện pháp:

– Thuốc tiêm: Hamcoli-S  hoặc Genorfcoli, Nofacoli, Enrotril-50

– Thuốc uống : Hamcoli forte, Genta-costrim: 5g/ 2 lít nước hoặc có thể trộn với 1 kg thức ăn. Hay sử dụng Hantril -100, Hanflor -20 liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày.

F, Bệnh tụ cầu trùng.

Bệnh thường gặp ở vịt này xảy ra quanh năm và ở khắp các hộ nuôi và các trại chăn nuôi.

Triệu chứng: Vịt bị sưng khớp đặc biệt là khớp đầu gối, nóng kéo dài 2- 3 tuần. Trong ổ khớp bị viêm có chứa fibrin, mủ bã đậu. Ổ khớp viêm dễ dàng tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què.

Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, vịt sinh sản giảm đẻ rồi ngưng đẻ.

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt thể cấp ở manh tràng do Eimeria tenella. Thể cấp ở ruột non so E.Necatrix, E.Brunetti. Thể mãn tính do E.maxima, E.acervulina, E.Mivati và E.paraecox.

Biện pháp: Tiêm kháng sinh thẳng vào khớp: Streptomycin hoặc Penicilline

G, Bệnh nấm phổi.

Các bệnh thường gặp ở vịt khi vịt sống trong chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao, truyền bệnh nhanh.

Triệu chứng :Bệnh nấm phổi – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Ban đầu vịt chết rất đột ngột trong khi có thể trạng bình thường, một thời gian sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó.

Vịt bị khô chân, khô mỏ, bị tiêu chảy, một số có triệu chứng co giật, vịt gầy dần rồi chết.

Nguyên nhân: Do nấm Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

Biện pháp: Bệnh thường gặp ở vịt dùng các loại thuốc sau để điều trị cho vịt mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, nếu thuốc thú y thì nên dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung thêm vitamin, thuốc trợ sức cho vịt.

H, Lưu ý khi vịt bị bệnh.

– Không vứt xác tránh làm lây lan dịch bệnh cho động vật, cho người.

– Vận chuyển trái phép động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm từ địa phương này đến địa phương khác.

– Vận chuyển động vật hay sản phẩm động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch ra các vùng khác.

Trên đây là các bệnh thường gặp ở vịt, nuôi vịt tuy đem lại lợi nhuận cao nhưng nếu không chăm sóc kỹ sẽ tạo điều kiện cho xác mầm bệnh xâm nhập. Nhất là trong mô hình nuôi vịt có mật độ vịt nhiều, bệnh thường gặp ở vịt tốc độ lây lan càng nhanh, thất thoát càng lớn.

Chính vì vậy, bà con nên để ý kỹ sức khoẻ của đàn vịt. Tiêm vắc xin cho vịt khi mới nuôi kết hợp thăm nom, kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại tạo điều kiện tốt nhất cho vịt sinh sống.

II- BỆNH TRÊN GIA SÚC

BỆNH TRÊN LỢN

LỢN CON THEO MẸ

1, HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

Tiêu chảy trên lợn con là dấu hiệu bệnh lý của các bệnh sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, Bệnh cầu trùng, Dịch tiêu chảy cấp (PED: porcine epidemic diarrhoea), bệnh viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm (TGE: transmissible gastro-enteritis).

1.1.Nguyên nhân

Phức tạp do nhiều yếu tố gây ra như:

 Từ lợn mẹ:

Trong thời gian mang thai lợn mẹ: bị bệnh suy dinh dưỡng, sốt bất kỳ. Bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn, Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… Trong thời gian nuôi con: do MMA, Sốt hậu sản, Sót nhau …Thay đổi thức ăn.

 Từ lợn con:

Thể chất lợn con yếu đuối: Xuất phát từ bệnh của mẹ, từ di truyền.

Sinh lý và tập tính của lợn con: Bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.

Ngoài ra còn do môi trường chăm sóc không phù hợp, lạnh và ẩm, chế độc chăm sóc nuôi dưỡng  không đúng quy trình: thiếu sữa đầu, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu sắt, nước sạch, vitamin A-D…

Nguyên nhân trực tiếp:

– Do các virus gây ra

– Các vi khuẩn: Pathogenic E. coli, Salmonella, Proteus,   Enterobacter…; Staphylococcus aureus,  Streptococcus  faecalis; Clostridium  perfringens type C.

– Một số giun và loài khác: Ascaris, Trichocephalus; Candida

1.2. Triệu chứng

Lợn con đi ngoài: Phân không còn khuông, nhão, sệt, loãng. Màu: trắng, xám, vàng, xanh… Mùi: chua, tanh, khắm…có lúc tiêu chảy vượt cần cầu.

Giảm bú, giảm ăn, uống nhiều

Lợn con nôn mửa: nôn ra sữa.

Tổng trang: Gầy dần, da nhăn, lông dài, thân nhiệt ít khi tăng.

1.3.  Phòng và điều trị

– Đầu tiên cách ly đàn ốm với đàn đang khỏe mạnh, tiến hành sát trùng xung quanh, thực hiện kế hoạch cách ly tốt.

– Đối với lợn con có biểu hiện bệnh pha điện giải cho uống hàng ngày, không cho tập ăn để chánh nôn.

– Tiến hành tiêm các loại kháng sinh : Norfloxacin, Enrofloxacin, Colistin, Amoxicilin…tiêm liên tục từ 5-7 ngày tlợn hướng dẫn của nhà sản xuất.

  1. HỘI CHỨNG HÔ HẤP

2.1. Nguyên nhân

Chủ yếu do chăm sóc nuôi dưỡng kém dẫn đến sức đề kháng của lợn con suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh dễ xâm nhập. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua hơi thở hay kế phát do các nguyên nhân sau:

– Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm.

– Do kế phát từ bệnh ký sinh trùng.

Vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản. Bệnh xảy ra quanh năm.

2.2. Triệu chứng

Viêm phổi, viêm thanh khí quản bệnh ít chết nhưng làm suy yếu lợn con dẫn đến còi cọc.

Giảm bú, giảm ăn, ho khạc liên tục. Co giật ở bụng và cơ liên sườn, da mẩn đỏ, phân khô, táo bón, có khi có màng nhầy. Sốt cao 41 – 42 độ C lên xuống từng cơn kéo dài 4 – 7 ngày.

2.3. Phòng và trị bệnh

– Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng thuốc sát trùng

– Cho lợn con ở nơi thoáng khí, không lạnh và ẩm, chuồng nuôi ấm áp

– Tách riêng những đàn ốm

– Tiêm kháng sinh đặc trị viêm phổi: Tylosin, Tylospec, Linspec 5/10, Flodoxy, Genta -Tylosin …

BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO THỊT

1.BỆNH DỊCH TẢ HEO :

Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Triệu chứng bệnh:

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể.

– Thể mạn tính: Các triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ và kéo dài. Heo bị nhiễm bệnh ở thể mãn tính sẽ gầy yếu, thường bị ho, khó thở, bài tiết không ổn định (lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón). Bệnh phát triển trong khoảng 1 – 2 tháng, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ chết do kiệt sức.

-Thể cấp tính: heo ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh thì heo thường bị sốt cao tới 41 – 42 độ, cơn sốt kéo dài khoảng 4 – 5 ngày mới hạ. Khi cơn sốt hạ nhanh cũng là lúc heo sắp chết. Heo bị bệnh thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất huyết lớn. Sau đó, các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy (hoặc bị thối loét). Mắt heo bệnh có màu trắng che phủ, mũi heo bị viêm nên nước mũi đặc.

Heo đi phân không ổn định, lúc đầu thì táo bón, đi ra phân cục nhưng khi thân nhiệt của heo hạ nhanh dưới bình thường (37-380C) thì đi ra phân lỏng “vọt cần câu” có màu vàng xám, có mùi tanh khẳm đặc biệt. Heo bị bệnh ở thể cấp tính thường xuống sức nhanh chóng và chết sau 3 – 6 ngày.

Hết sức chú ý, bệnh dịch tả heo ở thể cấp tính thường xuất hiện cùng với 1 số bệnh khác như bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng … Nếu bị cùng với bệnh phó thương hàn thì heo sẽ tiêu chảy trong thời gian dài, phân thối, sờ vào bụng heo thì thấy có nhiều chỗ sưng. Nếu bị cùng với bệnh tụ huyết trùng thì heo sẽ bị viêm phổi. Nếu cả 3 bệnh cùng xuất hiện thì ở da mõm, da tai, da cổ, da bụng có những mụn mủ nổi lên. Ngoài ra, tai và đuôi cũng bị hoại tử (thối).

Bệnh dịch tả heo lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá (ăn, uống). Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam). Heo khoẻ mạnh ăn uống phải virut dịch tả sẽ phát bệnh nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccin.

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.

2. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO:

tu-huyet-1Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh:

Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể:

– Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41 – 420C, hầu và cằm bị sưng to. Khi bệnh, heo thường bị viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan, chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần. Ở tai, mõm, bụng và những chỗ da mỏng xuất hiện những nốt đỏ, tím. Đôi khi heo có hội chứng thần kinh khi sốt cao như đi vòng tròn, kêu tom run rẩy, sùi bọt mép, chân co giật. Ở giai đoạn đầu của bệnh, heo thường bị táo bón sau đó bị tiêu chảy. Nếu không can thiệp kịp thời, heo sẽ chết rất nhanh sau 12 – 36 giờ.

– Thể mãn tính: Heo cũng bị sốt cao, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị sưng. Heo thường gầy hẳn đi, yếu ớt sau 1 – 2 tháng là chết.

Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường phát sinh rải rác, tuy nhiên có những lúc bệnh phát triển ồ ạt tạo thành dịch bệnh. Bệnh thường hay phát sinh vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh thường xảy ra đối với heo từ 3 – 4 tháng tuổi và heo sau cai sữa.

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 – 5 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.

– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).

3. BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN HEO

Bệnh phó thương hàn trên heo:  Do trực khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên với đặc điểm gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp trên mỗi lứa tuổi của heo, đặc biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo qua bò, chó và người.

Triệu chứng bệnh:

Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể

– Thể cấp tính: heo sốt cao 41 – 420C, bỏ ăn chỉ uống nước, nằm 1 chỗ, tai lạnh, da bụng nổi gai ốc, heo bệnh thường hay bị ói mửa, tiêu chảy phân màu vàng, hôi thối, đôi khi có lẫn máu. Sau vài ngày, heo bệnh có thể bị ho, khó thở, đặc biệt ở vùng da mỏng (quanh mõm, chỏm tai, kẹt háng, da bụng) bị xuất huyết. Giai đoạn cuối, heo bệnh thường đi đứng không vững, co giật, suy nhược rồi chết.

– Thể mãn tính: Heo sốt cao 41 – 420C, cơn sốt của heo diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày rồi ngưng sau vài ngày heo lại tiếp tục sốt. Lần này trên da heo xuất hiện những mảng đỏ có vảy. Heo bị tiêu chảy dai dẳng, phân có mùi thối, heo bị nhiễm bệnh sẽ bị xuống sức, gầy yếu và bị chết trong khoảng 10 – 15 ngày. Bệnh phó thương hàn lây lan qua đường tiêu hoá (ăn, uống), bệnh còn truyền vào heo do chuồng trại bị lạnh, ẩm ướt và do sự tấn công của các ký sinh trùng đường ruột. Bệnh thường phát triển thành những ổ dịch vào mùa mưa hoặc thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa.

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin phó thương hàn heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm làm 2 lần: lần 1 khi heo được 20 ngày tuổi, lần 2 khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào góc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 10 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 6 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.

– Trị bệnh: Hiện nay do tính đề kháng kháng sinh của vi trùng Salmonella rất cao, vì vậy trong thực tế điều trị nên sử dụng kháng sinh Norfloxacine với liều 5–10 mg/kg thể trọng phối hợp Dexamethasone, Vitamin C, B Complex. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kháng sinh Terramycin tiêm từ 3 – 5 ngày liên tục, heo con dùng liều 1mg/kg thể trọng, heo lớn dùng liều 10mg/kg thể trọng.

4. BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN

 Triệu chứng bệnh:

– Lợn nái mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm dễ đẻ non, biếng ăn, dễ xảy thai, sốt, tai hơi xanh.

– Lợn nái giai đoạn đẻ, nuôi con: Lợn cũng thường mất sữa, tỉ lệ con chết cao, biếng ăn.

– Lợn đực: Lợn thường lờ đờ, tinh dịch kém, bỏ ăn.

– Lợn cai sữa, lợn trưởng thành: Lợn thường lông xơ xác, chán ăn.benh-dong-dau-lon-3

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Lợn khỏe mạnh: Để phòng bệnh bà con cần chọn giống lợn tốt chỗ uy tín, môi trường sạch sẽ, thoáng mát và tiêm phòng vacxin cho lợn định kỳ. Đặc biệt bà con cần chú ý kỹ đến chế độ ăn của từng giai đoạn của lợn.

– Lợn mắc bệnh: Hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị bệnh. Vì vậy bà con có thể tăng cường sức đề kháng cho lợn như phun thuốc sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh định kỳ cho lợn.

Đây là một bệnh rất nguy hiểm bà con cần chú ý nhiều hơn đến trang trại của mình, để phòng chống bệnh tốt hơn.

5.BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Triệu chứng bệnh:

– Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn.

Biện pháp phòng trị bệnh

– Tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu biết về triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, định kỳ phun sát trùng.

– Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

– Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y.

– Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

– Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.

– Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.

– Phải tiêm phòng vắc-xin xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.

– Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo.

– Xử lý các vết lở loét bằng cách rửa các loại thuốc sát trùng vào vết thương bị loét.

– Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.

BỆNH TRÊN TRÂU BÒ

1.BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ

Triệu chứng

– Hõm hông trái của bò to và căng phồng lên

– Dùng tay ấn vào hay gõ thấy như quả bóng bơm căng

Ngoài ra còn thấy một số biểu hiện khác như con vật bỏ ăn, không nhai lại, miệng

chảy dãi, đứng nằm không yên…..

Điều trị:

Có rất nhiều phương pháp nhưng tất cả các phương pháp nhăm mục đích thoát hơi và

giảm sự lên men trong dạ cỏ

Có thể dùng một số cách sau:

– Dùng ống thông và thông thực quản cho hơi thoát ra ngoài

– Dùng tay moi phân hay bơm nước vào trực tràng để đưa phân ra

– Dùng nước dưa chua (3-5lít) hoặc bia hơi (3-5lit) hoặc dung dịch thuốc tím 0,1% (3-

5 lit) cho uống

– Cho uống magiê sulfat 200g pha với 3lit nước

– Và có thể dùng ống Trôca để chọc thủng dạ cỏ để thoát hơi trong trường hợp

chướng hơi cấp tính

Ngoài các biện pháp trên chúng ta cần phải trợ sức, trợ lưc và phòng kế phat các bênh

khác

Chướng hơi hõm hông trái (dạng cấp tính) Chƣớng hơi mãn tính

Chữa chƣớng hơi dùng ống thông dạ cỏ

2.BỆNH CẢM NẮNG

Triệu chứng

– Sốt cao 41 -420C

– Da khô, niêm mạc mắt xung huyết (đỏ)

– Nhịp tim, nhịp hô hấp tăng

– Con vật co biểu hiện co giật

Điều trị

– Đưa con vật vào chỗ râm mát, sau đó thụt nước lạnh vào trực tràng và tháo ra liên

tục.

– Vẩy nước mát lên thân và quạt nhẹ.

– Nếu con vật co giật, điên loạn khó thở thì trích máu tĩnh mạch cho chảy ra để tránh

xung huyết mô và phù phổi.

– Dùng thuốc: + Truyền Nat-ri bi Các-bon-nát (NaHCO3) 500ml

+ Cho uống nước hòa lẫn Nat-ri bi Các-bo-nát vào mùa nóng

– Cho uống 5 lít trà xanh pha đường (Cách pha: hãm 100 gam chè khô hoặc 500 gam

tươi với 1 lít nước sôi. Dùng 500 gam đường hoặc mật pha với 4 lít nước sạch, trộn

vào nhau cho uống) sẽ giúp con vật hồi phục nhanh.

Thở gấp bằng miệng

3.BỆNH CẢM NÓNG

Triệu chứng

Con vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 40-42oC

Điều trị

– Đưa con vật tới nơi thoáng mát

– Có thể phun nước lạnh để làm mát bên ngoài cơ thể con vật

– Cho con vật uống thuốc điện giải Orezon, dung dịch đường Glucoza đẳng trương….

càng nhiều càng tôt

– Tiêm thuốc hạ sốt và thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lực:

Anagin 1ml/20kgP

Cafein 1ml/20kgP

B-comlex, Vitamin C

Ngoài ra có thể truyền dung dịch NaHCO3 (500-1000ml)

4. NGỘ ĐỘC Ở BÒ SỮA
Triệu chứng
Tùy theo loại hóa chất, chất độc hay liều lượng khác nhau mà bò ăn hay uống phải mà mức độ biểu hiện khác nhau nhưng thường các chất độc này khi vào cơ thể sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể.
– Trường hợp ngộ độc cấp bò thường có biểu hiện chảy rớt rãi, nước mắt chảy ra liên tục, mắt đỏ ngàu và có thể gây ra ỉa chảy, ỉa ra máu tươi.
Chất độc tác động lên hệ trung khu vận động làm con vất mất phương hướng, chạy nhảy lung tung, đi vòng tròn, siêu vẹo
Chất độc tác độc tác động lên trung khu hô hấp, tuần hoàn, làm cho con vật thở dốc, thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp, trụy tim mạch và chết nhanh sau 3-6 giờ
– Trong trường ngô độc trường diễn:
Bò liên tục được tiếp nhận chất độc với số lượng nhỏ nhưng liên tục trong thời gian dài. Các chất đọc sẽ tích lũy trong cơ thể gây biến đổi bệnh lý chậm, khó phát hiện ngay nhưng thường gan sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động và gan sẽ bị thoái hóa gây rối loạn tiêu hóa sinh ra ỉa chảy kéo dài

 Điều trị
Tìm ra nguyên nhân gây ra ngô độc tránh cho bệnh nặng hơn
– Đưa con vật vào nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
– Dùng Cafein, long lão để trợ tim
– Dùng thuốc an thần để giảm hưng phấn thần kinh
– Chống xuất huyết bằng Vitamin K, Vitamin C
– Giải độc cho bò:
Truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn hoặc đường đẳng trương với liều 2lít/100kgP
Cho uống chất điện giải Orezon: 1gói 20g pha với 1 lít nước và cho uống càng nhiều càng tôt
Ngoài ra cần điều trị các biểu hiện kế phát như
– Bò bị chướng hơi thì tìm mọi biện pháp để thoát hơi
– Bò bị ỉa chảy thì dùng kháng sinh, chất chát ……..

5. BỆNH VIÊM BAO TIM DO NGOẠI VẬT

 Triệu chứng
– Tĩnh mạch cổ sưng (triệu chứng đặc trưng)
– Ức, ngực và thậm trí cả bụng có hiện tượng phù thũng (triệu chứng đặc trưng)
– Nhịp tim nhanh và không rõ ràng (tiếng động xa và như có nước ở trong, lẫn tạp âm)
– Sốt nhẹ.
– Bò kém ăn hoặc bỏ ăn, đứng khom lưng.
 Điều trị
– Cho uống nam châm để hút và cố định dị vật, không cho chúng phá hỏng dạ tổ ong và bao tim
– Tiêm kháng sinh: Penicilin 15.000 UI/1kgP + Streptomycin 5-10mg/kgP liên tục trong 7 ngày
Phù thũng vùng ức và sưng tĩnh mạch cổ Tim phình to do dịch viêm từ khoang bao tim
Đinh hút vào nam trâm trong dạ dày

6. BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU

6.1. Bệnh tiêm mao trùng

 Triệu chứng
– Bò thường có hiện tượng sốt cách nhật, sốt về sáng và chiều hoặc sốt 1-2 ngày rồi lại bình thường và sau 2-6 ngày lại sốt trở lại
– Do tiên mao trùng tiết ra độc tố nên có thể có một số triệu chứng thần kinh như run rẩy, quay cuồng,
– Bò nhiễm bệnh ngày càng gầy yếu, thiếu máu, giảm sản lượng sữa khi bò đang tiết sữa,
 Điều trị
Dùng thuốc Azidin 1,18g pha với nước cất (5-7ml nước pha với 1 lọ)
Tiêm bắp thịt với liều 1lọ/150-200kgP
Tiêm 1ngày/1lần và liên tục 2-3 ngày
Niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu Trypanosoma theileri

6.2. Bệnh biên trùng

Triệu chứng
– Do Anaplas sống ký sinh ở rìa hồng cầu nên khi bò mắc bệnh thướng có các triệu chứng sau:
– Biên trùng hút chất dinh dưỡng, phá hủy hồng cầu làm cho con vật gầy yếu và thiếu máu trầm trọng
– Do thiếu máu nên niêm mạc mắt và niêm mạc âm hộ có màu sắc nhợt nhạt
– Ngoài ra, biên trùng tiết ra độc tố tác động lên hệ thần kinh trung ương gây cho con vật sốt cao kéo dài và đôi khi có biểu hiện thần kinh
 Điều trị
– Dùng Rivanol 0,2-0,4g pha với 150ml nước sau đó hấp cách thủy, lọc qua giấy lọc và để nguội khoảng 40-45oC pha với 60-70ml cồn 90o Truyền vào tĩnh mạch khi nhiệt độ dung dịch pha khoảng 36-37o
– Truyền máu: 1-2 lít máu, 2 ngày/lần và liên tục 3-4 lần
Anaplasma marginale Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt

6.3. Bệnh lê dạng trùng và Theleria
 Triệu chứng
Do Babesia và theleria ký sinh trong hồng cầu, phát vỡ hồng cầu, hút dinh dưỡng nên con vật thường có một số biểu hiện sau:
-Thiếu máu: niêm mạc mắt và âm hộ tái nhợt
– Sốt cao liên tục 40-41,5o
– Đái ra máu
– Các hạch lâm ba sưng và phù thũng, đặc biệt hạch trước vai và hạch dưới đùi
 Điều trị
Có thể dùng 1 số thuốc sau:
– Berenil: 1lọ pha với 15ml nước cất, tiêm bắp, 1lọ/500kgP
– Sangavet: 1gói pha với 15ml nước cất, tiêp bắp, 1gói/300kgP
– Azidin: như phần tiên mao trùng
Tiêm liên tục 2-3 ngày
– Truyền máu: 1-2 lít máu, 2 ngày/lần và liên tục 3-4 lần
Babesia bigemina Theilleria sergenti
Babesia bovis
Chú ý: Đối với các thuốc điều trị ký sinh trùng đường máu, trước khi tiêm hay
truyền tĩnh mạch ta nên tiêm trợ tim (Cafein khoảng 20ml)
Ngoài ra khi điều trị cần tiêm thêm trợ sức, trợ lực, hạ sốt phòng kế phát các bệnh
khác và hộ lý chăm sóc cho tốt

7. BỆNH SÁN LÁ GAN
Triệu chứng
Do loại sán hình lá cây ký sinh ở trong gan nên con vật thường có một số triệu chứng sau:
– Viêm gan và tổn thương mô gan
– Con vật gầy, mô mỡ và bắp thịt teo dần
– Niêm mạc nhợt nhạt, thiếu máu, da vàng
– Phù ở vùng hầu, yếm và dưới hàm
– Con vật ăn kém, tiêu hóa kém và phân nát
 Điều trị
Có thể dùng:- Han-deptil B, cho uống 1viên/50kgP – Tolzan F, cho uống với liều 1viên/100kgP
Ngoài ra cần tăng cường hộ lý và chăm sóc cho con vật bệnh
Sán Fasciola hepatica Bò quá gầy do sán lá gan
Trứng Fasciola hepatica Ấu trùng Fasciola hepatica
Các lỗ màu vàng nhạt do sán trú ngụ phá hoại
Ống mật dày lên đáng kể (giống như cành cây)

8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÊ

8.1. HỘI CHỨNG ỈA CHẢY Ở BÊ
Triệu chứng
– Uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng.
– Nếu do vi khuẩn E. Coli, phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng, mùi rất hôi thối
– Nếu do cầu trùng: Phân sền sệt, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy lẫn máu tươi hoặc màu nâu, có mùi hôi tanh.
– Nếu do giun đũa: Thường gặp ở bê 1 – 2 tháng tuổi, phân lổn nhổn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn
– Do giun lươn: Gây viêm ruột, ỉa chảy màu vàng. Bê con mất nước nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo và chết do mất nước, mất chất điện giải và suy kiệt cơ thể nếu không điều trị kịp thời.
 Điều trị
– Đầu tiên cho bê ăn giảm hoặc ngừng ăn, hạn chế chất đạm.
– Cho uống nước điện giải Orezon, đường dẳng trương và uống càng nhiều càng tốt.
– Truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý NaCl 0,9% 1.000ml
Nếu xác định nguyên nhân do vi khuẩn:
Dùng kháng sinh: Kanamycin,Tetracylin, Neomycin, Sulphamides, Ampicilin,
Colistin… hoặc các loại thuốc kháng sinh đóng gói đặc trị tiêu chảy có bán rộng rãi
trên thị trường.
Nếu nguyên nhân do các loại ký sinh trùng:
– Thuốc tẩy giun: Levamysol 7,5% liều lượng 1 ml/10kgP
Hanmectin 25 với liều 2ml/25kgP
Ngoài ra nên kết hợp với một số thảo dược làm se niêm mạc ruột như búp chè, lá ổi, quả
hồng xiêm, búp sim…..
Ỉa chảy phân trắng dính vào đuôI và mông Bê bị suy nhược nặng do ỉa chảy

8.2. BỆNH GIUN ĐŨA Ở BÊ
 Triệu chứng
Do 1 loại giun hình chiếc đũa sống và ký sinh ở ruột non bê, nên con vật thường:
– Đau bụng: nằm ngửa dãy dụa, chân đạp vào vùng bụng và bơi chèo
– Con bệnh thường chậm chạp, lờ đờ, đầu cúi, lưng cong, bụng to, không muốn ănvà thường năm 1 chỗ
– Giun hút chất dinh dưỡng, tiết ra độc tố làm con vật ỉa chảy
– Bê thường đi phân lỏng, lúc đầu phân màu xám sau chuyển dần sang màu trắngvà mùi tanh khắm và rất thối
Điều trị
Có thể dùng một số thuốc sau:
– Tayzu: uống 1gói 4g/20kgP bê
– Han mectin 25: tiêm 4ml/50kgP bê
– Levamisol 10% tiêm 1ml/10kgP bê
– Han-Deptil B: uống 1viên/50kgP bê
Trứng giun Toxocara vitulorum Toxocara vitulorum (cái, 2 con trên) và Ascarissuum (con dưới cùng)

8.3. BỆNH GIUN PHỔI Ở BÊ
Triệu chứng
Do 1 loại giun nhỏ hình sợi chỉ, màu trắng sống và ký sinh ở phế quản và khí quản
– Bệnh thường gặp ở bê 3-6 tháng tuổi
– Giun thường gây kích ứng niêm mạc khí quản làm bê thường ho, khó thở, chảy nước
mũi và dịch mũi thường lầy nhầy và có thể lẫn máu
– Bê thường lờ đờ, nhịp thở tăng và uống ít nước
Điều trị
– Hanmectin 25, tiêm 4ml/50kgP
– Mevenbet hoặc Levamisol, tiêm 2ml/10kgP
Giun trong khí quản Giun phổi Dictyocaulus viviparous trưởng thành
Ho khan do bị giun phổi

8.4. BỆNH CẦU TRÙNG Ở BÊ
 Triệu chứng
Do 1 loại cầu trùng ký sinh ở đường ruột bê
– Thường gặp ở bê 2-4 tháng tuổi
– Cầu trùng gây tổn thương lớp nhung mao và lớp cơ thành ruột gây bong tróc niêm mạc ruột và xuất huyết vì vậy bê thường bị tiêu chảy và phân thường lầy nhầy và lẫn máu
– Bê thường cong lưng, cong đuôi rặn nhưng phân thường ra ít
– Cầu trùng ký sinh tiết ra các men và độc tố làm cho bê thường có biểu hiện run rẩy, sốt nhẹ và rễ kế phát các bệnh khác
 Điều trị
Có thể dùng một số thuốc sau:
– Han-Pisepton, uống 5g/10kgP
– Hancoli-Forte, uống 2g/10kgP
– Gentacostrim, 2g/10kgP
Ngoài ra phải kết hợp với kháng sinh phòng nhiễm khuẩn đường ruột và có thể làm se niêm mạc ruột bằng một số loại thuốc nam như búp chè, lá ổi, quả hồng xiêm….
Kén cầu trùng Eimeria bovis Phân lẫn máu do cầu trùng

8.5. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN – PHỔI Ở BÊ
Triệu chứng
– Bê sốt cao 40-41oC
– Bê mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi
– Bê có biểu hiện khó thở và tiếng thở có tiếng ran như tiếng vò tóc hoặc lép bép
– Con vật thường có biểu hiện ho, đặc biệt về đêm và sáng sớm
 Điều trị
Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra vì vậy có thể dùng kháng sinh để điều trị và có thể dùng
một số loại kháng sinh sau
– Penicilin 15.000 UI/1kgP + Streptomycin 5-10mg/kgP
– Kanamycin 1ml/10kgP
– Ampi-kana 10mg/kgP
– Tylosin 1ml/10kgP
– Gentamycin 6-8ml/100kgP
Tiêm liên tục 3-5 ngày, tiêm bắp 2 lần/ngày
Ngoài ra cần phải kết hợp với các thuốc hạ sốt, trợ sức, trợ lực

8.6. BỆNH VIÊM RỐN Ỏ BÊ
Triệu chứng
– Thường gặp ở bê sau khi sinh 5-7 ngày
– Bê uống sữa kém hoặc không uống
– Đặc biệt xung quang vùng rốn sưng to, sờ vào bê rât đau
 Điều trị.
– Sát trùng xung quanh vùng rốn
– Dùng một số loại kháng sinh để chống viêm nhiễm
Có thể dùng: – Gentamycin 6-8ml/100kgP
– Tetramycin LA 1ml/10kgP
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da xung quanh vùng rốn viêm, tiêm liên tục 3-5 ngày
Viêm đa khớp thứ phát do viêm rốn Rốn bị thối và mủ
Cuống rốn bị viêm và cứng lại, phần viêm gắn chặt vào đầu rốn

9. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
Triệu chứng
– Sốt cao: 41-42oC
– Niêm mạc mắt mũi đỏ ửng rồi xám tái
– Con vật chảy nước mắt, nước mũi và có thể ho khan, ho từng cơn
– Bò thường khó thở và thở rất mạnh
– Phân lúc đầu thường đi táo nhưng kéo dài sẽ ỉa chảy và phân thường lẫn máu
– Xuất huyết mạnh ở niêm mạc và dưới da
– Bò thường mệt mỏi, ủ rũ, nhai lại kém
– Tỷ lệ chết cao vì vậy cần phải phòng tránh bằng việc tiêm phòng vacxin định kỳ
Điều trị
Đây là bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra vì vậy có thể dùng một số loại kháng sinh sau
– Penicinin kết hợp Streptomycin
– Kanamycin
– Gentamycin
– Tylosin…..
Tiêm liên tục 3-5ngày, liều lượng như phần bệnh viêm phế quản – phổi
Ngoài việc dùng kháng sinh cần kết hợp với các thuốc hạ sốt, trợ sức, trợ lực và hộ lý chăm sóc chu đáo
Bò bị suy nhược, mũi chảy dịch hoặc mủ Màng phổi dày lên sẽ tạo ra màng xoang ngực giả
Các tổn thương do viêm phổi gắn liền với viêm màng phổi
Tổn thương phổi, ngả màu đỏ và gan hóa từ nang trước đến 1/3 nang sau

10. BỆNH VIÊM VÚ
Đây là bệnh phổ biến và gây tổn thất lớn nhất trong chăn nuôi bò sữa
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh viêm vú rất đa dạng, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh, cũng như mức độ viêm nhiễm mà bệnh viêm vú có biểu hiện khác nhau nhưng thường có một số biểu hiện sau
– Thay đổi nhiệt độ ở bầu vú: nóng
– Thay đổi kích thước bầu vú: sưng
– Thay đổi màu sắc bầu vú: đỏ
– Sờ vào bầu vú cứng và con vật có cảm giác đau: đau
Bên cạnh các biểu hiện bên ngoài thường gặp trên, ta còn thấy những thay đổi về trạng thái và thành phần của sữa như sữa có các hạt lổn nhổn, sữa vón cục, sữa lẫn máu, lẫn mủ hay sữa ở dạng rất lỏng….
 Điều trị
Tùy loại viêm vú hay tùy loại nguyên nhân gây viêm vú mà ta dùng các loại thuốc khác nhau cho phù hợp
Với bò đang vắt sữa ta có thể dùng một số loại thuốc sau:
– Cloxacilin 200g + Ampicillin 75mg bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
– Penicillin 100.000UI + Streptomycin 1g bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày
liên tục
– Mastijet Fort, Cloxaman bơm vào bầu vú, 1tuýp/1núm vú, 3 -5 ngày liên tục
– Hanocilin: tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục
– Hancoli: tiêm bắp 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục
– Tetramycin *LA: tiêm bắp 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục
Chú ý: Với thuốc bơm vào bầu vú cần vắt cạn sữa trước khi bơm
Với bò đang cạn sữa, ngoài các thuốc trên ta có thể dùng thuốc sau:
– Penicillin 100.000UI + Kanamycin 1g: bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
– Procacium penicillin 10.000UI + Furaltadone 500mg: bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
Ngoài việc dùng kháng sinh trên ta cần kết hợp với các loại thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lưc, hạ nhiệt và đặc biệt giữ vệ sinh  sạch sẽ
Đặc biệt nếu viêm vú do nấm hay do Mycoplasma, việc ta dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả do vậy để điều trị trường hợp này ta cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ và vắt sữa 5-6 lần/ ngày và vắt liên tục đến khi hồi phục
Vú phải sưng, cứng đau và sốt do viêm vú ở bò hậu bị
Viêm vú hoại thư, vú phải sau sưng và chuyển màu tím đỏ
Vỡ áp-xe ở thùy vú trái sau bò bị viêm vú mãn tính

11. BỆNH LAO BÒ
Đây là bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Đây là bệnh rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng khi uống phải sữa ở bò nhiễm bệnh lao
Triệu chứng
Tùy vào cơ quan bị nhiễm, mức độ nhiễm mà vi khuẩn lao gây ra các biểu hiện khác nhau
– Lao phổi: Vi trùng lao xâm nhập và cư trú ở cuống phổi, thanh – khí quản gây cho con vật thường ho khan, ho từng cơn và có nhiều đờm rãi bật ra nhưng đờm thường nằm trong miệng nên bò lại nuốt vào và thường ho vào sáng sớm và chiều tối hay khi thời tiết lạnh
Bò gầy, lông xơ xác, dựng đứng, ăn kém, nhai lại không đều, sốt nhẹ, lúc sốt lúc không
– Lao ruột: Biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hóa là ỉa chảy dai dẳng, phân tanh khắm, hết đợt ỉa chảy thì bò lại bị táo bón và bò cũng sẽ gầy dần
– Lao hạch: hạch sưng, cứng, sờ thấy lổn nhổn, to bằng quả trứng gà, hạch không đau và không dính vào da, cắt hạch ra thấy có nhiều bã đậu
Các hạch hay bị lao là hạch dưới hàm, hạch hầu, hạch tuyến dưới tai, hạch trước đùi và hạch trước vai.
– Lao vú: bầu vú và núm vú bị biến dạng, sờ vào thấy hạt lao lổn nhổn , chùm hạch vú sưng to, cứng và nổi cục. Lượng sữa giảm
 Điều trị
Có thể dùng một số loại kháng sinh sau
– Kanamycin: tiêm bắp 2ml/15kgP, 1lần/ngày, liên tục 5-7ngày
– Streptomycin: tiêm bắp 1g/50kgP, 1lần/ngày, liên tục 5-7ngày
– Ampicillin: tiêm bắp 1ml/10kgP, 1lần/ngày, liên tục 5-7ngày……
Ngoài ra cần kết hợp với trợ sức, trợ lực…
Trong thực tế khi phát hiện bò bị nhiễm lao thì cần phải diệt ngay để tránh lay nhiễm sang bò khỏe, sang người và các loại gia súc khác
Phản ứng dương tính thử Tubeculin
Các nốt bạch huyết to bất thường và các màu vàng trắng ở phổi
Các nốt tổn thương màu vàng nhạt ở gan Các nốt tổn thương nhìn như hạt chân châu trên màng phổi trong xoang ngực

12. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
Triệu chứng
– Bệnh lây lan nhanh
– Sốt cao 40-410C, ăn ít hoặc bỏ ăn, thích uống nước
– Ban đầu miệng sưng, mím chặt và phát ra tiếng lép bép
– Sau 2-3 ngày xuất hiện các mụn nước ở mồm, móng, chân, vú
– Con vật đi lại khó khăn
– Các mụn sau khi vỡ ra thấy vết loét màu hồng, nông và dễ bị nhiễm trùng và kế phát các bệnh khác
Điều trị
Đây là bênh do vi rut gây ra vì vậy đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này
Do vậy định kỳ tiêm phòng vacxin hàng năm là biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất cho người chăn nuôi
Mũi chảy nhiều dãi và các vết loét trên lưỡi và xoang mũi
Da lưỡi bị bong tróc, nưới dưới và môi

Vết loét ở chân


THUỐC THẢO DƯỢC THÚ Y AYURVET _ VIỆT NAM

HOTLINE: 0986.640.965

TƯ VẤN MỔ KHÁM ĐIỀU TRỊ BỆNH VẬT NUÔI UY TÍN , KĨ THUẬT CAO

AYURVETVIETNAM.COM

CHĂN NUÔI AN TOÀN BẰNG THẢO DƯỢC LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA BẠN ĐẾN THÀNH CÔNG

ĐỪNG LẠM DỤNG KHÁNG SINH THÊM NỮA VÌ SỨC KHỎE CỦA CHÍNH BẠN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI KHI ĐƯỢC SỬ DỤNG NHỮNG SẢN PHẨM SẠCH KHÔNG TỒN DƯ KHÁNG SINH.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 
Tư vấn 24/7
0986.640.965