BỆNH TAI XANH CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?

Biểu hiện triệu chứng BỆNH TAI XANH 

ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN
Bệnh Tai xanh ở lợn hay còn gọi Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do virut gây ra. Bệnh có tính chất lây lan nhanh và gây chết nhiều lợn khi ghép hoặc kế phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như: Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng…Đặc trưng của bệnh là gây sảy thai, thai chết lưu ở lợn nái chửa; lợn ốm có triệu chứng điển hình sốt cao trên 40°- 41oC, viêm phổi nặng; đặc biệt là ở lợn con cai sữa viêm phổi chết rất nhanh.
PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY:
– Trực tiếp : Do lợn khỏe tiếp xúc với lợn mắc bệnh, lợn mang trùng, qua phân, nước tiểu chứa mầm bệnh và qua thụ tinh nhân tạo.
– Gián tiếp : Qua dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ lao động, thức ăn, nước uống chứa mầm bệnh, qua vận chuyển lợn mang trùng và qua người tiếp xúc với lợn ốm.
VỀ TRIỆU CHỨNG :
– Đối với lợn nái:
+ Giai đoạn mang thai: sốt cao 40 – 42°C, biếng ăn, sẩy thai vào giai đoạn chửa kỳ 2 hoặc thai chết lưu chuyển thành thai gỗ; nếu ở thể cấp tính tai chuyển màu xanh, đẻ non vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai hoặc thai chết yểu.
+ Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: ăn ít, l­ười uống nư­ớc, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu, chậm chạp hoặc hôn mê, thai gỗ, hoặc lợn con chết ngay sau khi sinh (khoảng 30%). Lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng 5%). Nếu ở thể cấp tính: Lợn nái thường đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối tr­ước khi sinh (có thể tới 30%). Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 – 4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
+ Lợn nái giai đoạn sau cai sữa: lợn nái động dục không bình thường (kéo dài) hoặc phối giống mà không thụ thai, có biểu hiện ho và viêm phổi nặng.
– Lợn con: Lợn thường sốt cao (40 – 42°C), gầy yếu, khó thở, mắt có dử mầu nâu, phần da mỏng như da bụng, gần mang tai thường có màu hồng, đôi khi da có vết phồng rộp, ỉa chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy và thường bị chết.
– Lợn choai, lợn thịt: sốt cao ở nhiệt độ (40 – 41°C), biếng ăn, ủ rũ, ho, thở khó, những phần da mỏng như phần gần tai, phần da bụng lúc đầu màu hồng nhạt, dần dần chuyển thành màu hồng thẫm và xanh nhạt.
– Lợn đực giống: Co biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Các trường hợp cấp tính, lợn đực bị sưng dịch hoàn. Phần lớn lợn đực khi nhiễm vi rút Tai xanh thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong tinh dịch có chứa vi rút từ 6 – 8 tháng.
BỆNH TÍCH:
Khi mổ khám lợn bệnh thấy phổi bị viêm hoại tử và thâm nhiễm, đặc trưng bởi những đám chắc, đặc (nhục hoá) trên các thuỳ phổi. Mặt cắt ngang của thuỳ phổi bệnh lồi ra, khô. Viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh, trong phế nang chứa đầy dịch viêm.Thận xuất huyết đinh ghim, não sung huyết, hạch amidan sưng, gan sưng, tụ huyết, lách sưng, nhồi huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.

Bệnh tai xanh có điều trị được không?

Bệnh tai xanh do vi rút gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng nếu đàn lợn có sức đề kháng tốt và không bị bội nhiễm các bệnh khác thì lợn có thể tự khỏi bệnh, tổn thất không đáng kể.
Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn lợn mắc bệnh tai xanh đều bội nhiễm các bệnh khác làm cho bệnh nặng hơn, tỉ lệ chết cao hơn.
Khi bệnh tai xanh xuất hiện, cần xử lý ngay:
Tiêm ngay vắc xin tai xanh
Phun thuốc sát trùng Benkomax vào chuồng nuôi và khu vực xung quanh: 20 – 25ml thuốc/10 lít nước.
Áp dụng phác đồ hỗ trợ điều trị sau với liệu trình 3-5 ngày.
– Tiêm bắp Vip- Cesoma, Vip- Nosoma hoặc Vip-Ceftiofur 1ml/17kgP để phòng các bệnh bội nhiễm đường hô hấp.
Thuốc điều trị bệnh tai xanh trên lợn
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN
– Vip- KC amin green 1ml/10kgP giúp hạ sốt, tăng cường sức đề kháng.
giảm đau hạ sốt cho lợn bị tai xanh
– Trộn Vip- Doxy Flo hoặc vip – amox colistin 50%: 2g/1kg thức ăn.
– Điện giải Vip- gluco KC : 100g/200 – 500kgP.
– Trường hợp nái bị sảy thai tiêm Oxytocine 2 – 4ml/con giúp đẩy nhau thai ra sớm và các chất bẩn ở tử cung ra ngoài.
Ngoài ra, cần tăng cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng giúp lợn nhanh chóng khỏi bệnh.
Hotline tư vấn : 0986.640.965

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 
Tư vấn 24/7
0986.640.965